Cũng lâu lâu rồi chúng ta chưa ngồi lại với nhau và kể cho nhau vài câu chuyện gì đó nhỉ. Những câu chuyện là một cách rất thú vị để truyền tải một thông điệp nào đó mà người kể muốn nói ra. Hơn nữa thì ai mà chẳng thích nghe kể chuyện, phải không nào?
Hôm nay, mình sẽ kể với các bạn một câu chuyện như sau:
Có một đứa trẻ mới nhận được một món quà sinh nhật của người cha. Đó là trò chơi ghép tranh. Ban đầu, nó tỏ ra vô cùng thích thú với trò chơi đó. Nó đã dành rất nhiều thời gian để giải trò chơi này. Nó chăm chú đến lúc ăn mà nó vẫn còn chơi. Thế nhưng, vài ngày trôi qua, nó vẫn chưa thể nào tìm ra được một cách tốt nhất để giải trò chơi. Nó bắt đầu cảm thấy chán nản.
Người cha đã tìm đến nó và đưa ra lời khuyên. Ông nói rằng: “Trò chơi ghép tranh quan trọng nhất chính là tìm được bốn góc của bức tranh. Tiếp sau đó con phải tìm kiếm những mảng màu liên quan đến nhau. Đôi khi con phải cố gắng thử một miếng ghép cho đến khi nó phù hợp. Đừng vội vàng tìm kiếm chiến thắng ở trung tâm bức tranh. Mỗi bước đi nhỏ phải thật chính xác và gắn chặt với nhau mới có thể dẫn con đến được với chiến thắng!”
Bắt đầu với bốn góc của bức tranh…
Những nguyên tắc cơ bản nào để làm cơ sở cho một chiến dịch Marketing? Cùng điểm qua nhé.
Unique Value Proposition (Cái gì tạo ra sự khác biệt cho bạn?)
Existing Customers (Bạn đang phục vụ ai, ngay lúc này?)
Company Resources (Nguồn lực của bạn?)
Acquiring Customers (Làm thế nào để mang khách hàng mới đến?)
Ok, và bây giờ chúng ta hãy cùng nhau ghép lên bức tranh tổng thể của một chiến lược Marketing thôi.
Góc thứ 1: Giá trị tạo nên sự khác biệt
Nói cách khác, đây chính là khâu mà bạn phải ĐÁNH GIÁ được giá trị nào của sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp sẽ tạo ra sự KHÁC BIỆT. Sự thành công của khâu này chính là khi mà đối thủ của bạn phải thốt lên rằng: “Ô, tại sao mình lại không nghĩ ra điều đó nhỉ?”
Đó chính là thứ mà bạn có thể làm mà người khác không thể làm.
Đối với Marketing online thì giá trị tạo nên sự khác biệt sẽ chỉ nằm quanh quẩn ở một trong số những yếu tố sau, đừng quên nhé: Nội dung độc đáo (unique content – cái này nói quài!), cập nhật mạng xã hội (tăng tính tương tác lên), Video (yên tâm, video sẽ vẫn là một xu hướng quảng cáo đầy hấp dẫn), cuối cùng chính là Landing page (trang đích của bạn).
Ví dụ như: Chiến lược Marketing của Toyota được xây dựng và tập trung “sống chết” với những từ ngữ chất lượng. Đã có rất nhiều người muốn lật đổ vị thể của Toyota, nhưng chẳng ai thành côn được cả. Hay Apple, các bạn có biết Slogan của họ là gì không? Think Different!
Góc thứ 2: Khách hàng của bạn
Nghiên cứu KỸ khách hàng chính là con đường dẫn đến thành công của việc hình thành quy trình bán hàng hợp lý.
Một người chủ doanh nghiệp thành công là người biết cách YÊU khách hàng và họ sẽ chẳng bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để được gặp gỡ khách hàng của họ. Có thể bạn không biết, Jeff Bezos, CEO của Amazon rất thích nói chuyện với khách hàng. Ông luôn mang theo một chiếc ghế trống để đặt trong những phòng họp. Đó là chiếc ghế dành cho đại diện của phía khách hàng.
Giờ đến lượt bạn, nói cho tôi nghe xem lần gần đây nhất bạn chịu khó ngồi xuống và lắng nghe những chia sẻ của khách hàng là từ bao giờ? Bạn có biết tại sao họ lại QUAN TÂM đến những gì bạn đang cung cấp hay không? Nếu bạn không biết thì điều này thực sự tệ!
Góc thứ 3: Nguồn lực của bạn
Tất nhiên, đây cũng là một điểm vô cùng cần thiết để xác định được chiến lược Marketing của bạn. Theo bạn thì nguồn lực của bạn sẽ là gì?
Nếu là một doanh nghiệp, nguồn lực có thể sẽ là: Con người, tài sản, v.v…
Nếu bạn là cá nhận, nguồn lực có thể sẽ là: Tài năng của bạn, sức lực của bạn, thời gian, v.v…
Việc xác định được nguồn lực của bạn sẽ giúp bạn hoạch địch được khả năng thành công cũng như thời gian hoàn thành cho một kế hoạch Marketing nói chung, và marketing online nói riêng. Và hãy nhớ rằng, cơ hội là chia đều cho mỗi bên vì thế điều quan trọng là bạn sẽ xác định được nguồn lực để nắm chắc được khả năng chiến thắng của bạn.
Góc thứ 4: Thu hút khách hàng mới
Nói đơn giản thế nay, nếu không có nguồn cung cấp ổn định từ phía khách hàng thì bạn sẽ chẳng thể duy trì được bất cứ công việc kinh doanh nào cả.
Đối với Marketing Online, việc thu hút khách hàng mới nằm tập trung chính ở trong phần nội dung (mới mẻ và liên quan)
Tiếp theo đó, các bạn sẽ áp dụng kỹ thuật Copywrting một cách thật thông minh. Và chính là lúc vận dụng thật khéo léo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung, landing page, call to action, v.v…để luôn thu hút được nguồn khách hàng mới. Đó chính là chiến lược quan trọng nhất. Tất nhiên, đây cũng chính là điều mà tôi đang rất cố gắng để mang đến cho tất cả các bạn.
Xây dựng bộ khung của kế hoạch Marketing Online
Khác với việc đặt miếng ghép cuối cùng thì việc xây dựng bộ khung “bức tranh” chính là công việc thú vị nhất. Bởi vì, khi bạn đã xây dựng xong bộ khung hoàn chỉnh thì việc tiếp tục lắp ráp những mảnh ghép còn lại sẽ trở nên vô cùng dễ dàng.
Và để hoàn thiện được bộ khung đó thì bạn cần phải tìm được những dấu chấm để kết nối lại giữa bốn góc mà chúng ta đã đề cập ở trên. Để tìm được dấu chấm nối đó thì các bạn sẽ cần phải đặt ra rất nhiều những câu hỏi đồng thời phải trả lời được những câu hỏi đó. Những câu hỏi đó sẽ phản ánh tầm nhìn của bạn, nguyên tắc của bạn, và chiến lược của bạn.
Điều gì đang gây phiền toái cho khách hàng của chúng ta, và làm thế nào chúng ta có thể cung cấp các giải pháp tốt nhất?
Điều gì mà chúng ta tin vào?
Khi nào thì chúng ta sẽ không làm? Hoặc, khi nào chúng ta sẽ phải nói không?
Chiến lược marketing cốt lõi của chúng ta là gì?
Làm thế nào để chúng ta có thể tăng cường và củng cố giá trị bản kế hoạch Marketing.
Hãy coi chừng!
Những câu trả lời sẽ yêu cầu một tầm nhìn tốt. Vì thế hãy thật sự sáng suốt cho những câu trả lời đó thay vì vội vàng tìm kiếm câu trả lời.
Những mảng màu liên quan…
Đối với trò ghép tranh thì đôi khi chúng ta phải nhìn vào màu sắc của những miếng ghép để hình thành lên sự kết nối giữa những miếng ghép. Nếu bạn tìm được một miếng ghép màu xanh, bạn phải tìm được khu vực nào của bức tranh có màu xanh, chắc chắn nó sẽ chỉ có thể nằm ở đó. Đúng không nào?
Trong Marketing online, màu sắc được hiểu theo một nghĩa rộng hơn ví dụ như dịch vụ khách hàng. Đó chính là cầu nối giúp cho bức tranh của bạn được ghép lại một cách trơn tru và dễ dàng hơn. Công việc của bạn chính là tiếp tục tìm kiếm và thu thập những mảng màu sắc đó.
Và một cách nữa, đó chính là thử và thử cho đến khi nào mà bạn cảm thấy phù hợp. Trong ghép tranh, đôi khi bạn sẽ phải cầm một miếng ghép lên và ra soát nó trên khắp bức tranh cho đến khi nào bạn tìm được một vị trí phù hợp để ghép nó vào.
Trong marketing online, đây chính Testing A/B. Chúng ta cũng đã có một vài bài viết nói về kỹ thuật này rồi, nếu các bạn còn nhớ. Việc kiểm thử luôn là công đoạn cuối cùng, giống như ghép tranh vậy, bạn cũng sẽ chỉ áp dụng được cách này khi đã hoàn thiện đến 70-80% bức tranh rồi mà thôi. Thế nhưng nó vẫn là một công đoạn quan trọng và không nên bỏ qua.
“Luôn luôn kiểm thử” chính là câu nói cuối cùng của tất cả các nhà marketing. Thậm chí, trong kỹ thuật Copywriting thì kiểm thử cũng là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Chính giai đoạn này sẽ giúp bạn khám phá ra những cách làm mới mang lại hiệu quả hơn cho chiến lược của bạn.
Kết thúc bức tranh
Ghép tranh thì dễ chứ nói đến marketing online thì nó lại chẳng dễ chút nào, phải không? Thậm chí còn đau đầu vô cùng luôn.
Thế nhưng, công việc gì thì nó cũng cần những “góc” cơ bản để có thể hình thành lên bộ khung. Và từ bộ khung đó bạn mới hình thành lên được bức tranh. Hy vọng là với câu chuyện ngày hôm này mà tôi kể, các bạn sẽ hình thành được cho mình một phương pháp nghiên cứu và đồng thời hiểu rõ hơn về “bức tranh” marketing online.
Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích nhé!
(Bài viết có sưu tầm một số thông tin từ nhiều nguồn)
nguồn: Thái Mèo Blog
0 nhận xét trong bài "Những mảnh ghép của Marketing Online"
Post a Comment