Ngoài mấy bác nhà văn “văn thơ lai láng, chảy tràn hai háng” thì sống với nghề viết gần như là chủ nghĩa của họ rồi. Vậy những copywriters, mới mẻ hay còn non trẻ như mình, bốn chữ sống với nghề viết nghe có vẻ chắc trở phải không nào? Người ta vẫn kháo nhau rằng:
Làm sao sống bằng cách viết lách được. Kiếm cái gì thực tế hơn để làm đi!
Và, thực tế hơn thì…
Khi mà một xã hội kỹ thuật số đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn cả thì ngành quảng cáo số bắt đầu được chú trọng hơn rất nhiều. Giờ đây, các copywriter không chỉ viết ra những câu chữ đơn thuần như một nhà văn, nhà báo. Mà họ còn phải vận dụng rất nhiều công cụ khác mà như “hình ảnh, âm thanh, văn bản” để tạo ra một cái được gọi là nội dung số. Từ những nội dung số đó họ sẽ biến thành những nhà quảng cáo cho sản phẩm của họ. Và khi quảng cáo thành công họ sẽ bán được sản phẩm, bạn biết không, tôi gọi quy trình đó là một công nghệ.
Công nghệ này tồn tại bởi vì chúng ta (copywriters) tạo ra từ việc chia sẻ giá trị ngôn từ.
Bạn biết mà, sức mạnh của quảng cáo nói chung hay ngôn từ nói riêng chính là sự lan tỏa. Càng được chia sẻ rộng rãi, ngôn từ càng trở nên mạnh mẽ.
Đó là thực tế. Tuy nhiên, cái nghề viết lách này chả mấy ai cảm thấy có hứng thu cả, và liệu bạn có thể sống với nghề viết? Tôi cũng không biết chắc nữa, những tôi được chia sẻ 7 điều một COPYWRITTER cần để sống với nghề viết, đúng, 7 điều và tôi nghĩ bạn cũng đoán ra được một trong số chúng, nhưng tôi sẽ vẫn chia sẻ lại với các bạn, những người-thích-viết!
1. Tình yêu
Nghe có vẻ “biết rồi khổ lắm nói mãi“, nhưng thế tế luôn đau buồn khi bạn phải nghe đi nghe lại điều này. Không tình yêu, không đam mê bạn sẽ không đủ sức theo đuổi công việc viết lách đâu.
Giống như việc bạn không yêu một cô gái, liệu bạn có đủ sức đứng đợi cô ấy ba mươi phút dưới hiên nhà trong khi cô ấy đang cố gắng che đi những vết tàn nhàng trên khuôn mặt bằng lớp phần?!
Có thể tôi đặt bạn vào một ví dụ khá trái ngang khi bạn nói rằng: “Nếu tôi có tình yêu tôi cũng không thể đứng đợi một cô gái xấu xí đến 30 phút được!“. Vậy thì bạn ít đọc tiểu thuyết tình yêu, hoặc chí ít là không xem nhiều phim trinh thám(?!) Đơn giản, tôi nghĩ bạn sẽ đứng im đó như một cái tượng bởi vì một điều…cô ấy có một ngôi nhà rất to!
Nếu bạn không có tình yêu, hoặc tình yêu không đủ lớn thì bạn sẽ không bao giờ rúc được vào cái-nhà-rất-to đó đâu!
Nếu bạn không có tình yêu, hoặc tình yêu không đủ lớn thì bạn sẽ không bao giờ rúc được vào cái-nhà-rất-to đó đâu!
2. Thái độ của bạn
Bạn muốn nghe một câu văn mỹ miều, bay bổng không? Để tôi viết bạn đọc thử nhé:
“Viết là một nghệ thuật cao cả của khối óc và đôi tay (vài trường hợp nó là đôi chân). Những con chữ thể hiện một vẻ đẹp của chân lý, của sự tin tưởng mãnh liệt”
“Viết là một nghệ thuật cao cả của khối óc và đôi tay (vài trường hợp nó là đôi chân). Những con chữ thể hiện một vẻ đẹp của chân lý, của sự tin tưởng mãnh liệt”
“Dừng lại, sến quá!”
Không hề sến đâu, đó là sự thật. Bạn – một kẻ viết lách – giống một nhà văn ở điểm, bạn phải viết để phục vụ khách hàng. Bởi một lẽ đơn giản, bạn không phục vụ thì bạn sẽ chết đói!
Bạn phải có một thái độ tôn trọng chính những câu chữ bạn viết ra cũng như việc bạn tôn trọng độc giả vậy. Bởi vì khi bạn tôn trọng thì bạn sẽ biết bạn nên viết gì, không nên viết gì, phải không nào?
3. Niềm tin
Nhiều người vẫn nói rằng:
Niềm tin chính là con dao hai lưỡi cho thành công của bạn!
Khoan bàn về tính đúng sai của câu nói trên. Bạn biết không, niềm tin chí ít nó cũng đem lại cho bạn một sức mạnh trong những khoảng thời gian đầu khi khởi động một công việc. Ví dụ như khi bạn bắt đầu viết một series dài (Đọc thêm kỹ thuật kể chuyện để hiểu thêm nhé), và bạn tin rằng mình sẽ hoàn thành series đó sớm thôi.
Thế nhưng con đường không bao giờ thẳng. Đến một lúc nào đó bạn cảm thấy chán nản, bí bách và bạn chợt nghĩ: “Niềm tin của mình thật ngỡ ngẩn!“. Vậy là lúc này bạn đang phủ nhận niềm tin của bạn, và thực tế thì khi mất niềm tin bạn khó có thể tiếp tục công việc.
Thay vì điều đó sao bạn không nghĩ: “Chết tiệt, mình tin vào niềm tin của mình!“. Vui vậy thôi, đây là vấn đề tâm lý, mình thì không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhưng đừng phủ nhận giá trị của niềm tin.
4. Luyện tập
Bạn tự tin vào tài năng của bạn trong việc điều khiển câu chữ, dấu chấm, dấu phẩy? Tuyệt vời, nhưngCopywrite khác nhiều so với việc viết văn!
Bạn không tin ư? Ví dụ về việc một nhà văn viết về một chiếc ô tô:
“Chiếc ô tô xyz, thứ đã gắn bó với tôi nhiều năm qua, nó không ồn ào như nhiều thứ động cơ tốn tiền khác. Nhưng sự thoải mái của chiếc đệm ghế luôn khiến tôi như muốn được lún sâu xuống hơn nữa để cảm thấy sự khoan khoái trong một cơ thể đã rệu rã sau một ngày làm việc mệt nhọc.”
“Chiếc ô tô xyz, thứ đã gắn bó với tôi nhiều năm qua, nó không ồn ào như nhiều thứ động cơ tốn tiền khác. Nhưng sự thoải mái của chiếc đệm ghế luôn khiến tôi như muốn được lún sâu xuống hơn nữa để cảm thấy sự khoan khoái trong một cơ thể đã rệu rã sau một ngày làm việc mệt nhọc.”
Còn một copywriter:
“Cả một thế giới mệt nhọc sẽ tan biến trong chiếc xe xyz”
“Cả một thế giới mệt nhọc sẽ tan biến trong chiếc xe xyz”
Và người đọc sẽ cảm nhận điều gì?
Khi đọc đoạn văn của một nhà văn: “Chà, một chiếc xe thật thoải mái!”
Khi đọc đoạn văn của Copywriter: “Thật thế ư, không biết chiếc xe có gì mà kỳ lạ vậy nhỉ? Phải tìm hiểu xem sao, có lẽ mình cần một chiếc xe như vậy!”
Đó chính là sự khác biệt. Và đó là lý do bạn cần luyện tập thường xuyên hơn nữa, có thể bạn có kỹ năng viết lách tốt, nhưng bạn vẫn cần tôi luyện hàng ngày để trở thành một copywriter giỏi.
5. Kỷ luật
Thông thường, các copywiter thường mong một môi trường làm việc không gò bó vì họ đã phải ngồi-trên-ghế liên tục hàng giờ, hàng ngày đã gõ từng phím chữ. Nghe thật buồn tẻ!
Song, công việc là công việc. Mà công việc thì vẫn luôn cần phải có một kỷ luật để bạn duy trì và ổn định năng lượng làm việc. Có thể kỷ luật đó do bạn từ tạo nên nhưng bạn hãy tập thói quen tuân theo nó một cách nghiêm túc. Ví dụ như: Tôi sẽ ngồi làm việc từ tám giờ sáng đến mười một giờ trưa. Cứ một tiếng đứng dậy ra ngoài chạy nhảy, uống nước năm phút.
Một thực tế là bạn không nên ngồi nhiều, sau một tiếng ngồi bên máy tính nên đứng dậy đi lại chút để đầu óc thư giãn.
6. Luôn sẵn sàng
Vì chúng ta đang nói đến việc sống với nghề viết, nên yếu tố sẵn sàng là một yếu tố không thể thiếu. Vì trí lúc này đang không phải là một Copywriter chuyên nghiệp nên đôi khi bạn không được phép lựa chọn. Có thể ngoài kia có rất nhiều người kiếm được nhiều tiền nhờ viết quảng cáo, không phải bạn. Vì vậy, bạn cần rèn luyện (điều bốn).
Tạo cho bạn một địa chỉ liên lạc thật rõ ràng, sáng sủa, hoặc có thể một trang cá nhân thật hoàn hảo. Đó sẽ là một khởi đầu tốt. Tiếp đo là có thể đi làm nội dung cho các công ty, doanh nghiệp nhỏ. Có thể bạn than thở rằng: “Sản phẩm của công ty đó nhàm chán vô cùng, tôi không biết viết gì cả!“. Tuy nhiên, bạn nên nhớ ở đây bạn không có lựa chọn. Khó khăn sẽ buộc bản phải chiến đấu bằng mọi giá.
Đó chính là sự tích lũy kinh nghiệm.
7. Hỗ trợ
Một trong những khó khăn của nghề viết lách đó là, con đường bạn đi là hoàn toàn do bạn chọn.
Trên con đường đó sẽ chẳng có ai đưa bài viết cho bạn để bạn đăng lên đâu, cũng không ai chỉ cho bạn phải đi như nào, đi đến đâu cả.
Nói một cách văn thơ thì: “Bạn là một kỵ sỹ cô độc. Đơn thương, độc mã.”
Nói một cách thực tế thì: “Bạn là một kẻ dở hơi, tự kỷ với chiếc máy tính, OK?”
Đó chính là lý do bạn cần có sự hỗ trợ từ bạn bè, hoặc đồng nghiệp (nếu có). Đôi khi những sự chia sẻ đơn giản, không cần thấu hiểu hoàn toàn mà chỉ đơn giản là lắng nghe sự chia sẻ của bạn sẽ giúp bạn phần nào làm với đi sự cô độc trong công việc.
Kết lại thì…
Đối với tôi, 7 điều trên rất cần thiết. Còn đối với các bạn thì sao? Đừng quên, mỗi người có một ngòi bút, mỗi người có một trải nghiệm. Hãy luôn trải nghiệm để khám phá ra sức mạnh của bạn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi, nếu thấy thú vị thì đừng quên like và chia sẻ nhé. Thân ái và quyết thắng!
nguồn: Blog Thái Mèo.
0 nhận xét trong bài "7 điều một COPYWRITER cần để sống với nghề viết"
Post a Comment